Thứ hai, 23 Tháng 12 2024 17:59:24
|
Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: Động lực tăng tốc vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông Hồng |
Tin Vidifi |
Thứ sáu, 29 Tháng 6 2012 14:18 |
Đường ôtô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng ra đời từ chủ trương xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy phát triển vùng kinh tế động lực đồng bằng sông Hồng. Đây cũng là con đường hiện đại nhất Việt Nam với cơ chế đầu tư đặc thù, có thể mở ra nhiều triển vọng và kinh nghiệm trong phát triển giao thông ở nước ta hiện nay.
Con đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ngày 17/8/2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 191/2006/QĐ-TTg về Chương trình hành động để Vùng đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, trong đó có ưu tiên phát triển, hiện đại hóa mạng lưới giao thông vận tải, hạ tầng khu công nghiệp… Tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây (Vùng đồng bằng Sông Hồng) với sự phát triển chuỗi đô thị dọc trục Quốc lộ 5 (bao gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng), có mức độ tập trung sản xuất công nghiệp, nông nghiệp cao, đang từng bước vươn lên khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là hạt nhân của sự phát triển kinh tế, là đầu tàu lôi kéo, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả vùng Bắc bộ. Trong chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định số 162/2002/QĐ-TTg và Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg, tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ cùng các đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lạng Sơn, trở thành mạng lưới đường cao tốc xuyên suốt vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc; thúc đẩy, hỗ trợ các địa phương trong khu vực khai thác triệt để những tiềm năng sẵn có. Hiện nay, đường giao thông nối Hà Nội với Hải Phòng chỉ có Quốc lộ 5. Quốc lộ 5 đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp lên 4-6 làn xe, theo tiêu chuẩn đường cấp I (đồng bằng) hoàn thành năm 1998. Tuy nhiên, với sự gia tăng nhanh chóng của các khu công nghiệp và các cụm dân cư dọc theo hai bên QL5, với những hạn chế trong tổ chức giao thông và ý thức còn thiếu tự giác của những người tham gia giao thông nên tuyến đường thường xuyên bị kẹt xe, không đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ra cảng Hải Phòng. Vì vậy, việc xây dựng một tuyến đường cao tốc để giải toả ách tắc cho Quốc lộ 5 là rất cấp bách, thoả mãn nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh và rút ngắn thời gian đi lại giữa Thủ đô Hà Nội với Thành phố Hải Phòng; là trục giao thông chính kết nối với Cảng nước sâu Lạch Huyện, Sân bay Quốc tế tại Hải Phòng khi được xây dựng; góp phần thúc đẩy chiến lược phát triển kinh tế “Hai hành lang, một vành đai” Việt – Trung, kết nối cảng biển quan trọng phía Bắc Việt Nam với các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Đồng chí Đào Văn Chiến, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát triển Hạ tầng và Đầu tư Tài chính Việt Nam (VIDIFI) cho biết: Căn cứ vào quy hoạch được duyệt, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1393/CPCN ngày 24/9/2004 phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ngày 12/10/2004, Bộ Giao thông vận tải đã cho phép lập Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo quyết định số 3026/QĐ-BGTVT. Tuy nhiên, sau đó do chưa xác định được nguồn vốn nên đến năm 2007 dự án chưa được đầu tư. Tại Thông báo số 15/TB-VPCP ngày 23/01/2007 và Thông báo số 75/TB-VPCP ngày 17/4/2007 của Văn phòng Chính phủ, Thường trực Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) chủ trì cùng Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB) huy động vốn để đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo hình thức BOT. Việc giao nhiệm vụ cho NHPT chủ trì huy động vốn đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là phù hợp với nhiệm vụ của NHPT theo Quyết định 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, NHPT đã chủ trì cùng VCB và một số cổ đông khác góp vốn thành lập Công ty cổ phần là Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam - VIDIFI và công ty này đã được Thường trực Chính phủ giao làm chủ đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và các Dự án cơ sở hạ tầng đồng bộ với đường cao tốc theo hình thức BOT. Để nhà đầu tư, chủ đầu tư có hành lang pháp lý và cơ chế rõ ràng trong quá trình triển khai dự án, ngày 29 tháng 11 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1621/QĐ - TTg về một số cơ chế chính sách thí điểm đầu tư dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Quyết định số 938/QĐ-TTg ngày 01/07/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách thí điểm đầu tư dự án; Công văn số 1289/TTg-KTN ngày 8/8/2008 về việc triển khai và cấp Chứng nhận đầu tư Dự án. (Xem tiếp kỳ sau) Theo báo Công Luận Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|