Tham vọng VIDIFI In
Tin Vidifi

tham_vong_vidifiNgày 7/1, tại Hà Nội, Tcty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) đã làm lễ ra mắt, đồng thời công bố một số cơ chế, chính sách thí điểm đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng mà Chính phủ dành cho Vidifi với tư cách là chủ đầu tư dự án. Với 3/4 cổ đông là các “đại gia” trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cộng với việc sở hữu những cơ chế ưu đãi chưa từng có trong lĩnh vực đầu tư xây dựng CSHT, Vidifi đang ấp ủ tham vọng trở thành một tập đoàn hoạt động đa ngành nghề trong một tương lai gần.

Những cơ chế ưu đãi lớn

Là DN cổ phần có quy mô vốn điều lệ lớn vào bậc nhất hiện nay (5.000 tỷ đồng), Vidifi được hình thành với nhiệm vụ chính là đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo hình thức

Vài nét về 4 cổ đông sáng lập Vidifi

Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VBD: Là ngân hàng lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản lên tới 105.000 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu gần 6.300 tỷ đồng. Các hoạt động chính là cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư, tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu...

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – VCB: Là một trong 23 DN hạng đặc biệt, giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng VN. VCB có thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế...

Tcty Cổ phần XNK và XD Việt Nam – Vinaconex: Là Tcty đa doanh, đa ngành hàng đầu trong ngành xây dựng Việt Nam. Với 40.500 CBCNV, năm 2006, Vinaconex đã đạt giá trị sản lượng khoảng 8.000 tỷ đồng, doanh thu 5.582 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 234 tỷ đồng.

Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn – SGI: là một trong những tập đoàn hàng đầu của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực phát triển CSHT, KCN và khu đô thị. SGI hiện đang sở hữu, quản lý, điều hành chuyên nghiệp 20 KCN lớn ở Việt Nam với tổng số vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD./.

Bộ tứ cổ đông của Vidifi gồm Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB góp 51%; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – VCB góp 29%, Tcty Cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – Vinaconex góp 10% và Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn – SGI góp 10% vốn điều lệ.

Để hỗ trợ về cơ chế, chính sách cho mô hình ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, ngày 29/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1621/QĐ – TTg về một số cơ chế, chính sách thí điểm đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Theo đó, Chính phủ cho phép VDB và VCB thu xếp cho Vidifi vay với tỷ lệ tương ứng là 70% và 30% trong tổng số vốn vay để thực hiện dự án. Ngoài việc được miễn thẩm định hồ sơ vay vốn của Vidifi, 2 tổ chức tín dụng này còn được huy động vốn trong nước và nước ngoài (kể cả vốn ODA nếu có) để cho Vidifi vay lại theo nguyên tắc ngân sách không phải cấp bù lãi suất; được Chính phủ bảo lãnh các khoản vay nếu phía nước ngoài yêu cầu.

Một điểm nổi bật nữa trong số các ưu đãi mà Chính phủ dành cho Vidifi là việc chủ đầu tư được quyền quyết định mức thu phí đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng để đảm bảo hoàn vốn. Đây cũng là lần đầu tiên, một nhà đầu tư hạ tầng với tư cách là người bán hàng được toàn quyến quyết định giá bán hàng. Với việc được quản lý, thu phí trên QL5 ngay sau khi được Bộ GTVT bàn giao lại cho đến hết thời gian kinh doanh BOT Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với mức thu phí theo quy định của Bộ Tài chính, xét một cách toàn diện, toàn bộ giao thông từ Hà Nội về Hải Phòng đều nằm dưới quyền kiểm soát của Vidifi.

Đơn vị này cũng được phép điều chỉnh TMĐT trong trường hợp có thay đổi đột biến về giá cả, nguyên vật liệu, chế độ chính sách và các nguyên nhân khác làm vượt TMĐT được duyệt. Bộ GTVT xem xét, điều chỉnh thời hạn hợp đồng BOT khi có sự thay đổi về TMĐT.

Vidifi được giao đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp, các khu dịch vụ, hậu cần dọc tuyến đường. Trong số này có 3 khu đô thị mới tại TP Hà Nội (rộng 400 ha), TP Hải Dương và TP Hải Phòng.

Theo các chuyên gia, những cơ chế ưu đãi này được đánh giá là chưa từng có trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng, có thể đảm bảo cho Vidifi hay bất kỳ một DN có lợi thế tài chính nào khác thu được thành công khi đầu tư xây dựng 105,5 km đường cao tốc 6 làn xe với TMĐT 24.000 tỷ đồng nối Thủ đô Hà Nội với Cảng Hải Phòng.

Tham vọng lớn

Không giấu giếm tham vọng trở thành một tập đoàn kinh tế lớn, kinh doanh đa nghề, ngay trong buổi lễ ra mắt, ông Đào Văn Chiến, TGĐ Vidifi khẳng định: “Mục tiêu của Vidifi là trở thành một tổng công ty có thương hiệu, quy mô và tiềm lực tài chính để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh một cách chuyên nghiệp. Vidifi cũng có kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động ra nước ngoài”.

Trong thời gian tới bên cạnh việc tập trung đầu tư xây dựng Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện đảm bảo tiến độ nhằm bật dậy tiềm năng của các vùng mà con đường đi qua và góp phần thu hồi vốn đầu tư đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Vidifi sẽ đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính, chứng khoán, bất động sản và các dự án khác.

Với lợi thế về vốn, kinh nghiệm kinh doanh tài chính của 2 cổ đông sáng lập là ngân hàng lớn nhất Việt Nam: VDB và VCB, những mục tiêu mà Vidifi hoàn toàn có cơ hội trở thành hiện thực và đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa doanh nghiệp này với các nhà đầu tư hạ tầng khác đã và đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.

Theo báo (GTVT)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: